Ý nghĩa tượng Hộ Pháp

Tượng Hộ Pháp là gì?

Theo các nhà sư, hiện thân của Hộ Pháp trong đạo Phật có tên gọi là Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát.
Đây là các Thiện Thần phát nguyện hộ trì Phật pháp.

Những nơi như chùa chiền, đạo tràng, tháp Phật, người thọ trì Kinh… các Ngài thường hiện với các hình tướng: Chư Thiên, Thiện Thần, Thần Kim Cang, Thủ Hộ Già Lam, Tứ Thiên Vương,… để ủng hộ, ngăn cho ma quỷ, những ngoại đạo không tốt có ác tâm xâm hại.

Hình tượng

Nhìn chung, các ngài Hộ pháp thường thấy là có hình dáng to lớn, người mặc áo giáp trụ, trên đầu đội mũ Thiên Tướng, tay cầm các vật như bảo kiếm, chày Kim Cang, bảo xử. Dân gian vẫn có câu: “To như ông Hộ Pháp” ý chỉ dáng vẻ khổng lồ oai vệ của Ngài.

Tại các chùa ở miền Bắc, tượng Hộ Pháp hay được tạc đứng hoặc ngồi trên lưng con cá sấu còn ở miền Nam, các Ngài thường đứng cưỡi rồng hoặc cưỡi mây.

Khi đặt chân đến với bất cứ ngôi chùa nào, nếu để ý, chúng ta sẽ thấy bên phải luôn có tượng một vị rất hiền hòa, đó là hình tượng của Ngài Vi Đà. Ngược lại, bên trái là tượng một vị rất dữ dằn – Ngài Tiêu Diện Đại Sĩ (hoá thân của Bồ Tát Quan Thế Âm). Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi.

Tiêu Diện Đại Sĩ là vị Bồ Tát chuyên hàng phục quỷ yêu, cứu độ chúng sanh. Hóa thân của ngài Bồ Tát Quan Thế Âm, mặt trước là hình tượng mang sắc tướng nữ, rất mực từ bi với dương chi ngọc liễu và bình cam lồ sẵn sàng độ sanh giải nạn. Mặt sau của hóa thân là hình tướng nam, là một vị thần dáng điệu oai nghiêm, trang phục võ tướng nhiều màu sắc sặc sỡ, tay phải cầm lá cờ, tay trái chống nạnh, gương mặt quái dị hung dữ với 3 cái sừng nhọn trên đầu và trán, hai mắt lồi to trợn ngược dữ tợn, sáng hoắc, cái miệng rộng nhe răng lởm chởm, khạc ra lửa khói, đặc biệt nhất là chiếc lưỡi thè cong dài xuống tới ngực. Chiếc lưỡi là biểu tượng uy quyền, đặc trưng nhất của ông Tiêu.

Ý nghĩa

Việc thờ tượng ông Thiện và ông Ác có thể nói là một hình thức giáo dục con người sâu sắc, khuyên răn mọi người nên ăn hiền ở lành, không nên có dã tâm, làm hại đến người khác, khiến ai đó đau khổ. Những người làm việc lành trong cuộc sống sẽ được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần khiển trách trừng phạt.

Quan điểm đó mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người nên sống tốt, thiện tâm hơn.

Ngoài ra, theo lời Đức Phật, không chỉ có Chư Thiên mới được coi là Hộ Pháp mà tất cả mọi người, ai có tâm ủng hộ Phật pháp (loại bỏ cái ác, phát triển cái thiện) trường tồn ở khắp nơi trên thế gian, làm lợi cho chúng sinh thì đều được coi là Hộ Pháp.

Việc thờ tượng Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát và Tiêu Diện Đại Sĩ nhằm thể hiện sự tồn tại biện chứng của hai mặt đối nghịch Thiện và Ác trong cuộc sống đời thường.

Đây là hình thức giáo dục sâu sắc.
Nhằm nhắc nhở con người nên ăn hiền ở lành, không nên có ác tâm, làm người khác đau khổ. Làm lành thì được các vị Thiện Thần ủng hộ, làm ác thì bị các vị Ác Thần trừng phạt khiển trách.

——————————————-
Cơ sở đá mỹ nghệ PHƯƠNG HẢI hân hạnh được phục vụ quý khách!
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể!
# 496 Trường Sa, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
0905 029 086 – 0901 123 132 Ms Hải.
# Messenger Đá mỹ nghệ PHƯƠNG HẢI