Ý nghĩa của tượng Phật thích ca

Phật thích ca là ai?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tên gốc (tên thế tục) là Kiều Đạt Ma Tất Đạt Đa.

Kiều Đạt Ma là họ tộc. Ở Ấn Độ cổ, họ tộc truyền thống là theo họ tộc mẫu hệ. Kiều Đạt Ma là dòng họ thế tục của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma có nghĩa là hiền lành, tốt đẹp.
Tất Đạt Đa là tên. Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự may mắn, cát tường, mang hàm nghĩa là “thành tựu hết thảy”, “hoàn thành trọn vẹn”.

Thế nhân tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, trong đó “Thích Ca” là bộ tộc của ngài. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”. “Mâu Ni” là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại đối với các bậc Thánh nhân, có hàm ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công”.

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, được các Phật tử xưng là Phật, Thế tôn, Phật Đà có ý chỉ người đã thông qua tu luyện mà giác ngộ. Khi Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc, trong triều đại nhà Minh người ta bắt đầu xưng Phật Thích Ca Mâu Ni là “Phật tổ”, tức là người sáng lập Phật giáo.

Trong Phật Pháp, việc thờ tượng Phật không giống như thờ thần. Mối quan hệ giữa Phật Thích Ca Mâu Ni và chúng ta là mối quan hệ Sư đạo. Phật Thích Ca Mâu Ni đối với chúng ta là một người Thầy, là người Thầy đầu tien dẫn ta đến con đường thành đạo, nên Ngài được gọi là Bổn Sư.

Ở thế gian này của chúng ta, chúng sinh vốn dĩ tiêu đi tâm từ bi, trong lòng là tự tư tự lợi, chính vì thế Phật khi thị hiện ở thê gian này, Ngài muốn đem bệnh của chúng ta để sửa lại. Cho nên Ngài thiết lập tông chỉ, đó chính là “Thích Ca”. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có nghĩa là Năng Nhân, tức là nhân từ.

Chúng sinh ở cõi Diêm Phù Đề này thiếu tâm nhân từ, cho nên danh hiệu của Ngài là để đề xướng tâm Nhân từ cho chúng ta.

Hình tượng

Nét đặc trưng của tượng Phật Thích Ca là tóc có các cụm xoắn ốc, trang phục thường thấy là áo cà sa hoặc các loại áo choàng màu vàng hoặc nâu. Đức Phật Thích Ca được biết đến là người khai sáng ra đạo Phật, là một trong những tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn nhất Thế Giới.
Ngài thường được thờ ngay chính diện của không gian, ngự trên tòa sen với tư thế ngồi kiết già. Khuôn mặt luôn niềm nở, phúc hậu, tư thế khoan thai, thanh tịnh.

Là biểu tượng của sự thanh tịnh, cái đẹp trong tâm hồn.

Đôi mắt Đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quan sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ.
Trên đảnh Đức Phật Thích Ca có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế (cục thịt đỏ), để biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời.
Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian.

————————————-
Cơ sở đá mỹ nghệ PHƯƠNG HẢI hân hạnh được phục vụ quý khách!
Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể!

# 496 Trường Sa, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
0905 029 086 – 0901 123 132 Ms Hải.
Messenger Đá mỹ nghệ PHƯƠNG HẢI